Trong bối cảnh Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững (PTBV), tại Nghị quyết 75/211 (được thông qua vào tháng 12 năm 2020), Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã ghi nhận đóng góp quan trọng của hoạt động kinh doanh đối với các mục tiêu PTBV, thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và đổi mới sáng tạo, đồng thời cải thiện điều kiện xã hội và giải quyết các thách thức xã hội và môi trường. Phù hợp với tầm nhìn của Liên Hiệp Quốc về PTBV, một mô hình kinh doanh với thuật ngữ “kinh doanh tạo tác động xã hội” (SIB) đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đưa khái niệm “doanh nghiệp xã hội” vào Luật Doanh nghiệp (2020), đây là quy định pháp lý quan trọng làm rõ vai trò của doanh nghiệp xã hội là có những hoạt động vừa mang tính định hướng lợi nhuận và định hướng xã hội và môi trường.
Nghiên cứu này ủng hộ một khái niệm mới về “Đổi mới sáng tạo xã hội mở” (SOI) trong bối cảnh Việt Nam. Khái niệm này bao gồm hai thuộc tính chính, đó là quan hệ đối tác nhiều bên để đổi mới sáng tạo và phát triển toàn diện. Nghiên cứu này cũng xem xét các khái niệm liên quan (Đổi mới sáng tạo mở của Henry Chesbrough, Đổi mới sáng tạo toàn diện của UNDP và Đổi mới sáng tạo xã hội/CSR của Mulgan) và nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác trong hệ sinh thái khởi nghiệp trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xã hội có khả năng đóng góp có ý nghĩa nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Xem thêm báo cáo tại đây.