CHIẾN LƯỢC ĐÔ THỊ HÓA BỀN VỮNG ASEAN

Tuyên bố chung của chủ tịch Uỷ ban điều phối kết nối ASEAN và cơ quan chủ trì thực hiện về cơ sở hạ tầng bền vững.

Ngày nay, một nửa dân số của ASEAN sống ở khu vực thành thị và dự báo thêm 70 triệu người sẽ sống ở các thành phố thuộc ASEAN vào năm 2025. Tăng trưởng kinh tế không chỉ diễn ra nhanh chóng tại các thành phố lớn như Jakarta, Manila và Bangkok mà ngày càng gia tăng tại các thành phố tầm trung, với dân số từ 500.000 đến 5 triệu người.

Đô thị hóa là một động lực quan trọng của động lực kinh tế. Chưa một quốc gia nào đạt được mức thu nhập tầm trung mà không có sự thay đổi dân số nhập cư đến các thành phố. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm các lợi ích của quy mô kinh tế đối với các thành phố lớn, cũng như mức lương cao hơn người dân thường nhận được khi chuyển từ nền xã hội nông nghiệp sang nền xã hội đô thị. Nhu cầu trước mắt của các thành phố ASEAN là cung cấp cơ sở hạ tầng đô thị đầy đủ và bền vững để đáp ứng tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Trong quá trình đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng, các ứng dụng đô thị hóa thông minh có khả năng cung cấp cách thức để các thành phố đạt được bước nhảy vọt về công nghệ và tạo điều kiện sử dụng tối ưu hóa cơ sở hạ tầng hiện có.

Tuy nhiên, đô thị hóa cũng đặt ra những thách thức liên quan đến tính bao trùm (đặc biệt là vấn đề nhà ở), ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế (liên quan đến sự gia tăng tình trạng ùn tắc giao thông), y tế và di sản văn hóa. Trong khi cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái thường không sẵn có ở các khu vực nông thôn, đô thị hóa có thể giúp họ tìm kiếm các công việc ở các khu vực phi chính thức, góp phần làm chênh lệch thu nhập và gia tăng các nguy cơ, trong đó bao gồm bạo lực, phạm pháp. Những thách thức này có thể bị khuếch trương bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng và bừa bãi đã xảy ra tại một số quốc gia trong ASEAN. Những thách thức này cần được giải quyết để đạt đô thị hóa bền vững. Các thành phố cần phát triển các chiến lược nhằm duy trì động lực của các hoạt động kinh tế, cung cấp chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dịch vụ năng lượng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cũng như quản lý các vấn đề ưu tiên khác. Ủy ban điều phối kết nối ASEAN (ACCC), bao gồm đại diện các ủy ban thường trực tại ASEAN, đã được các nhà lãnh đạo ASEAN giao nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện MPAC 2025. Một số mối quan hệ giữa đô thị hóa bền vững và kết nối ASEAN:

1.ASEAN sẽ chỉ nhận ra kết nối thực sự nếu các thành phố có thể ứng phó hiệu quả với những tác động của đô thị hóa. Ví dụ, giải quyết ùn tắc giao thông là điều cần thiết để hỗ trợ kết nối con người, hàng hóa và dịch vụ.

2.Các thành phố trong ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện hóa Cộng đồng kinh tế ASEAN – một nơi kết nối ASEAN – là một yếu tố quan trọng, giúp mở rộng và cải thiện mạng lưới sản xuất và phân phối trong ASEAN.

3.Cho rằng các thành phố trong ASEAN phát triển khác biệt với những tốc độ phát triển khác nhau, có cơ hội cho các thành phố ASEAN tận dụng lợi thế so sánh và các kinh nghiệm của nhau để vượt qua các thách thức của đô thị hóa. Kết nối các thành phố sẽ tăng cường nỗ lực, phối hợp và phát triển các chiến lược đô thị hóa của riêng họ. Cơ quan chủ trì thực hiện về cơ sở hạ tầng bền vững (LIB – SI) được thành lập nhằm phối hợp thực hiện cơ sở hạ tầng bền vững theo MPAC 2025. Việc xây dựng chiến lược đô thị hóa bền vững ASEAN (ASUS) – một trong những sáng kiến thuộc lĩnh vực chiến lược cơ sở hạ tầng bền vững MPAC 2025, sẽ hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của các mạng lưới thành phố ASEAN khác nhau, bao gồm mạng lưới thành phố thông minh ASEAN (ASCN), chương trình ứng cử viên hàng đầu của mục tiêu phát triển bền vững ASEAN (SDGs); diễn đàn thị trưởng ASEAN, như các hoạt động thuộc Khu vực tăng trưởng Brunei Darussalam-Indonesia-Malaysia-Philippines – Đông ASEAN (BIMP-EAGA) và Tam giác tăng trưởng Indonesia-Malaysia -Thái Lan (IMT-GT). Một số lượng lớn các thành phố trong mỗi mạng lưới này chia sẻ các ưu tiên và mối quan tâm chung, và ASUS với mục đích đề xuất giải pháp cho những mối quan tâm chung để cải thiện hiệu quả của mạng lưới. ‘Bộ công cụ’ sẽ được cung cấp để hỗ trợ các thành phố ưu tiên các lĩnh vực trọng tâm liên quan đến đô thị hóa bền vững và phát triển các kế hoạch hành động chất lượng cao trong các lĩnh vực cụ thể, có thể được tùy chỉnh theo bối cảnh thành phố địa phương. Tầm nhìn ASEAN 2020 được các Nhà Lãnh đạo ASEAN thông qua nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, dự kiến ASEAN là một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, hướng ngoại, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết với nhau trong quan hệ đối tác phát triển năng động và trong một cộng đồng đùm bọc lẫn nhau. ASUS sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ASEAN đạt được tầm nhìn này và tăng cường kết nối trong khu vực.